Trong thời đại ngày nay, hàng triệu người thích uống rượu vì nhiều lý do khác nhau. Một số chỉ làm như vậy vì các mối quan hệ xã hội, trong khi một số người uống để thỏa mãn bản thân. Và sau đó, có những người đi quá giới hạn và trở nên phụ thuộc vào rượu.
Những hệ lụy của rượu.
Có rất nhiều hệ lụy của rượu, phần lớn là do những người đưa ra quyết định sai lầm khi họ uống rượu. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia và con số này đang có xu hướng gia tăng.
Ngoài ra, sử dụng rượu bia thiếu kiểm soát đang gây ra những hậu quả nặng nề cả về mặt sức khoẻ, tinh thần cũng như gánh nặng kinh tế đối với người dân. Nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng.
Mặt khác.
Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…), là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm.
Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: Gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tuỵ, thận, đại - trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch…
Trên thế giới, mỗi năm rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.
Rượu góp phần gây ra quá nhiều thương tích và tử vong, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ rượu bia để giảm thiểu tối đa hậu quả do nó gây ra.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038