Chúng ta sẽ dễ dàng nghiện rượu bia nếu không cảnh giác, đặc biệt khi đời sống xã hội chỉ luẩn quẩn quanh các quán rượu hay thường xuyên nhậu nhẹt vào cuối tuần. Mọi việc rất khó kiểm soát nếu chúng ta tiếp tục giữ thói quen như vậy, do đó chúng ta cần bắt đầu thay đổi lối sống và có kế hoạch giảm uống rượu bia ngay từ bây giờ. Điều đó rất cần thiết khi chúng ta tin rằng mình đã vượt qua ranh giới giữa việc uống rượu thông thường với lạm dụng rượu. Chúng ta nên tìm hiểu các bước dưới đây để kìm hãm thói quen uống rượu bia của mình, trước khi thực sự mắc nghiện.
1. Không để rượu bia trong nhà. Uống rượu dễ dàng trở thành thói quen hằng ngày nếu chúng ta luôn dự trữ chúng trong tầm tay, khi tủ rượu luôn chất đầy để thỏa mãn sự thèm thuồng. Nếu luôn có sẵn chai rượu đang uống dở hay lốc 6 lon bia để sẵn trong tủ lạnh thì chúng ta rất khó vượt qua sự cám dỗ. Vì vậy bước đầu tiên để đề phòng nghiện rượu là không dự trữ, trừ khi hôm đó chúng ta chuẩn bị đãi khách. Nếu chúng ta không muốn bỏ rượu hoàn toàn mà chỉ muốn giảm uống tới mức lành mạnh thì không nên để nhiều rượu bia trong nhà.
• Để sẵn trong nhà bếp các thức uống giải khát thay cho rượu bia mỗi khi chúng ta cần thứ gì đó để uống cho khuây khỏa. Trà, nước có ga, nước chanh, nước ngọt và sô đa, đây là những thức uống phù hợp để thay thế rượu.
• Nếu trong bữa tiệc có nhiều rượu bia còn dư thì chúng ta nên cho bạn bè mang về. Nếu không ai muốn lấy thì nên đổ hết đi. Chúng ta không nên có suy nghĩ mình phải uống cho hết để không phải đổ bỏ.
2. Không uống khi chúng ta đang buồn. Uống rượu bia khi đang chán nản, cô đơn, căng thẳng hay khi có cảm xúc tiêu cực có khuynh hướng khiến chúng ta lệ thuộc vào rượu. Vì rượu bia là chất gây trầm cảm nên chúng chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn. Chúng ta chỉ uống vào các dịp cần giao tiếp, khi mọi người đang vui vẻ và có lý do để ăn mừng.
• Tránh thói quen tổ chức ăn mừng mỗi ngày. Chúng ta chỉ uống vào các dịp thật sự đặc biệt như khi ai đó có điều đáng để chúc mừng.
3. Uống chậm lại. Nếu có thói quen uống ừng ực thì khả năng chúng ta quá chén là rất cao. Chúng ta nên uống chậm rãi, dành thời gian nhâm nhi mỗi khi uống. Để làm được điều đó chúng ta nên gọi bia rượu nguyên chất, không pha trộn các thức uống khác để tránh làm mất mùi vị thực sự của rượu, là cơ hội để chúng ta có suy nghĩ mình không uống rượu. Chúng ta nên uống một cốc nước hay thức uống nhẹ sau mỗi lần uống rượu.
• Uống nước giúp chúng ta làm đầy dạ dày và cũng là để cung cấp nước cho cơ thể. Chúng ta khó có thể uống nhiều rượu bia nếu cơ thể đủ nước và cảm thấy no.
• Không tham gia các cuộc thi uống bia hay bất kì hoạt động nào đòi hỏi phải ngốn một lượng lớn bia trong thời gian ngắn.
4. Không đi quán rượu thường xuyên. Vì mục đích của những quán này là bán rượu bia nên tự động chúng ta cảm thấy mình phải mua một chai. Ánh sáng đèn mờ ảo, hương thơm nước hoa và sự khuấy động do những người xung quanh tạo ra, tất cả là những yếu tố hình thành nên bầu không khí khiến chúng ta không thể cưỡng lại. Môi trường trong quán rượu luôn hướng mọi người tới khuynh hướng phải uống nhiều hơn, do đó tốt nhất chúng ta nên tránh tới tất cả các quán rượu nếu muốn cắt giảm.
• Khi được mời tới dự một sự kiện nào đó tại quán rượu, như dịp để vui vẻ với xếp và đồng nghiệp, chúng ta nên gọi nước sô đa hay thức uống không chứa cồn. Nếu quán có phục vụ thức ăn thì chúng ta gọi một món để nhâm nhi, tạo cảm giác như chúng ta vẫn đang chiều chuộng bản thân mặc dù không uống bia.
• Khi vào quán chúng ta nên chọn nơi có thể vận động nhiều thay vì ngồi nơi chỉ toàn uống bia, như tìm chỗ có trò tiêu khiển gì đó để tự làm mình xao nhãng. Chúng ta không nên chọn bàn nào có tâm điểm cuộc vui là nốc thật nhiều bia.
5. Tham gia những hoạt động không liên quan tới rượu bia. Người ta chỉ ngồi lâu trong quán khi họ không còn việc gì để tiêu khiển và giải trí. Lần tới khi họp mặt, chúng ta nên gợi ý cùng nhau chơi một môn thể thao mà mọi người đều có thể tham gia, chẳng hạn đi dạo bộ, xem phim, xem kịch, hay tới các chương trình ca nhạc và hội họa. Nói chung chúng ta nên chọn nơi không bán rượu bia, không có hoạt động dẫn tới uống bia hoặc rượu.
• Cách này không chỉ giúp chúng ta giảm uống rượu mà còn có lợi cho sức khỏe nói chung, tạo sự năng động cho cơ thể.
6. Chơi với người không uống rượu. Một số người luôn cố gắng lôi kéo chúng ta uống rượu cho dù chúng ta mời họ tham gia vào hoạt động bên ngoài quán rượu. Họ sẽ gói kín rượu trong bao rồi đem vào rạp chiếu phim, hoặc mang theo vài lon trong chuyến đi chơi. Nếu chúng ta thật sự muốn bỏ rượu thì không nên đi chơi với họ, mà chọn người có cùng ý định với mình. Đây là cách để chúng ta không phải đối mặt với rượu bia mỗi khi muốn vui vẻ.
• Điều này có nghĩa chúng ta phải loại những người đó ra khỏi cuộc đời mình nếu họ gây phiền phức. Nếu chúng ta thật sự thích người nào đó mà anh ta hay uống rượu thì chúng ta nên học cách từ chối mỗi khi ở bên nhau. Không thể vì lý do anh ấy thích uống rượu nên chúng ta cũng phải uống. Có khả năng họ sẽ học theo chúng ta và nỗ lực giảm uống rượu.
7. Tập thể dục. Tập thể dục là cách rất tốt để chúng ta từ bỏ rượu bia. Thói quen uống bia khiến nhiều người trở nên chậm chạp, cơ thể phù thũng và tăng cân. Nếu chúng ta đặt mục tiêu nâng cao thể chất thì ảnh hưởng của rượu là điều đáng lo ngại đối với sự tiến bộ chúng ta đặt ra.
• Đăng ký vào giải chạy bộ đường dài hay tham gia câu lạc bộ bóng đá. Khi đã đặt ra mục tiêu chúng ta buộc phải bỏ rượu vào những đêm trước cuộc thi để giữ thể lực tốt nhất.
• Bên cạnh việc tập thể dục chúng ta phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và chăm sóc tổng quát cho cơ thể để chúng ta không còn bị rượu bia lôi cuốn.
8. Nhận biết triệu chứng cai nghiện. Khi cắt giảm đáng kể lượng rượu bia, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cai nghiện. Chúng ta nhận ra những dấu hiệu đặc trưng cả về thể chất lẫn tinh thần, bao gồm rung tay, bứt rứt, cảm giác mệt mỏi và yếu ớt, khó ngủ, tập trung kém, mơ chuyện không vui.
• Nếu chúng ta nghiện nặng thì có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ra mồ hôi, buồn nôn, nhức đầu, ăn không ngon miệng, ói và tim đập nhanh.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.