Rượu và thể thao nhìn chung đã được gắn kết với nhau từ nhiều thế kỷ trước. Rượu đã lan nhanh sự gắn kết với các bộ môn thể thao, từ những ngày đầu của môn bóng chày tại Hoa Kỳ đến sự phát triển mạnh mẽ của bóng chày chuyên nghiệp ngày nay. Rượu phục vụ tại các đấu trường thể thao trong thời gian diễn ra các trận đấu. Rượu được quảng cáo giữa các trận đấu và sự kiện trên tivi. Rượu trên thực tế đã trở nên đồng nghĩa với thể thao. Nhưng khi sử dụng như một thứ đại diện cho tinh thần thể thao, rượu thường bị biến tướng thành những cuộc chè chén và bạo lực không chỉ giữa bộ phận người hâm mộ mà còn giữa các vận động viên và trọng tài.
Một trong những vấn đề đáng chú ý nhất về rượu và các sự kiện thể thao là khuynh hướng trở nên kích động, bạo ngược và thậm chí là hung dữ của người hâm mộ. Người hâm mộ thể thao thường không tham gia hay theo dõi các sự kiện thể thao trừ khi nó có liên quan đến rượu và họ sẽ uống dù kết quả có thế nào. Nghĩa là nếu đội của họ thắng, họ sẽ uống để ăn mừng. Nếu đội của họ thua, họ sẽ uống với một nỗ lực chia buồn. Tuy nhiên, cùng với rượu thì sự náo nhiệt, sự kích động cùng với các môn thể thao thể chất như bóng đá, khúc côn cầu và võ thuật thường ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực liên quan đến rượu.
Tờ Marin Institute đã viết: “Ở nhiều nơi thể thao kết hợp với rượu, dù là sân vận động, quán bar thể thao hay tại nhà, thường uống quá chén và liên quan đến bạo lực hay sự phá hoại, lái xe dưới sự ảnh hưởng của chất kích thích hoặc gây rối.”
Điều này được chứng minh không chỉ tại Mỹ mà còn là toàn cầu khi người hâm mộ tham gia vào các hành động tiêu cực bao gồm quấy rối, đánh đập những người hâm mộ khác, phá hoại chỗ ngồi và thiết bị tại sân vận động. Phần lớn các trường hợp, rượu bia là nhân tố dẫn đến những hành vi này.
Bên cạnh xu hướng liên kết giữa rượu bia, hành vi bạo lực và phá hoại trong các các sự kiện thể thao, việc buôn bán trái phép đồ uống có cồn tại những sự kiện trên cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Minnesota, diễn viên bí mật đã được sử dụng để xác định xem khán giả có được phục vụ chất có cồn tại một sự kiện thể thao hay không. Kết quả chỉ ra khoảng 74% khán giả có thể mua được đồ uống có cồn.
Uống rượu thường xuyên sẽ chỉ dẫn đến những hành vi nghiện ngập, đối với những người nghiện rượu, thể thao thực chất chỉ là lý do để họ tìm đến với rượu bia.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.