Đã từ rất lâu, nhiều người cho rằng uống rượu có thể giết chết các tế bào não, nhưng liệu điều này có chính xác hay không?
Câu trả lời ngắn gọn là không. Rượu không giết tế bào não, tuy nhiên nó có thể làm giảm sự giao tiếp giữa các tế bào não.
Hãy tìm hiểu sâu hơn một chút.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Psychology Today, khoảng 50% người nghiện rượu mắc một số vấn đề trong suy nghĩ hoặc trí nhớ. Khả năng lập kế hoạch, khả năng phản ứng với các tình huống, tìm hiểu và phân tích thông tin đều bị ảnh hưởng.
Nhưng vẫn có một tin tốt, khi chúng ta bỏ rượu, những vấn đề về trí nhớ và sự tập trung sẽ cải thiện đáng kể.
Một số ít người nghiện rượu phát triển thành hội chứng Wernicke-Korsakoff, một căn bệnh suy nhược não có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ. Căn bệnh này là do thiếu thiamine, thường gặp ở người nghiện rượu.
Mức độ an toàn khi uống rượu là gì?
Uống rượu "ở mức an toàn" được định nghĩa bởi Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu là: không uống quá ba ly rượu vào bất kỳ ngày nào và không quá 7 ly mỗi tuần đối với phụ nữ, không quá 4 ly rượu vào bất kỳ ngày nào và không nhiều hơn 14 ly mỗi tuần đối với nam giới.
Nếu uống nhiều hơn mức độ này, bạn sẽ tăng khả năng nghiện rượu và mắc các vấn đề về sức khỏe và cũng làm hỏng cấu trúc của bộ não.
Một khởi đầu mới.
Chúng tôi hỗ trợ điều trị cai nghiện toàn quốc, sử dụng mọi công cụ có thể để giải quyết nghiện, bao gồm một đội ngũ bác sĩ, chuyên gia trị liệu chuyên nghiệp. Mục tiêu không chỉ là bỏ uống rượu, mà còn là trở nên mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, để bạn sẵn sàng để khởi động cuộc sống mới của mình. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu thực hiện những chương trình điều trị cai nghiện rượu hoặc ma túy phù hợp và tốt nhất.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.