Chăm sóc người thân đang cai nghiện - chúng ta luôn phải quan tâm đến nhu cầu, sức khỏe, sự tiến bộ trong quá trình cai và tương lai của họ. Chúng ta phải quan tâm đến người đó nhiều đến mức quên cả nhu cầu thiết yếu của bản thân. Chúng ta làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ người thân cai nghiện với hy vọng rằng cuối cùng người nghiện sẽ thoát nghiện.
Điều cần biết khi sống chung với người đang cai nghiện.
Nhưng tiếc thay, nếu chúng ta không khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, sự kỳ vọng ấy không thể giúp chúng ta vượt qua mọi thách thức khi chăm sóc người nghiện. Chúng ta làm sao có thể giúp gì được cho người thân của mình khi sức khỏe của chúng ta không tốt?
Dưới đây là lời khuyên giúp chúng ta luôn có thể chất tốt và tinh thần khỏe mạnh khi chăm sóc người nghiện:
1. Chăm sóc tốt cho bản thân. Cố gắng ngủ ngon, ngủ và thức dậy đúng giờ giấc để cơ thể luôn được phục hồi tốt. Bỏ thuốc lá, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao một vài ngày một tuần, thường xuyên đến bác sĩ và nha sĩ kiểm tra sức khỏe. Những điều này tuy nhỏ, nhưng sẽ giúp chúng ta luôn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày dài.
2. Luôn có người trợ giúp khi cần. Chăm sóc người nghiện là công việc vô cùng khó khăn và cả nguy hiểm nữa. Có những việc chúng ta không thể làm một mình, khi chúng ta cần được trợ giúp, hãy kêu gọi sự giúp từ người thân và chúng ta bè.
3. Nhờ tới trợ giúp của chuyên gia cai nghiện. Mặc dù chúng ta có thể cảm thấy tự mình có thể giúp người thân cai nghiện, nhưng thực tế nghiện là một bệnh. Nếu không can thiệp chuyên môn trong vấn đề này thì chắc chắn sẽ vô cùng khó giải quyết. Lựa chọn tốt nhất là yêu cầu sự hỗ trợ của nhà chuyên môn, chuyên gia cai nghiện, những người có khả năng giúp chúng ta xác định các bước phù hợp nhất, giúp người thân của mình thoát nghiện.
4. Tránh bao che những hậu quả sử dụng ma túy/rượu. Khi chúng ta nói dối mọi người và bào chữa cho hành vi nghiện, tức là chúng ta đang gián tiếp khuyến khích người nghiện tiếp tục sử dụng.
5. Nếu chúng ta gặp nguy hiểm, hãy nhanh chóng rời đi. Bệnh lý nghiện khiến cho người nghiện mất khả năng kiểm soát bản thân, khiến người nghiện dễ có biểu hiện hung hăng, tức giận… có khả năng gây nguy hại những người xung quanh. Bởi vậy nếu nhận thấy bản thân lâm vào tình huống dễ gặp nguy hiểm thì hãy rời đi ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ.
6. Chú ý khi chúng ta cảm thấy bị kích thích, lo lắng hoặc sợ hãi. Đây là những cảm xúc bình thường trong cuộc sống, nhưng sẽ trở thành không bình thường trong mối quan hệ với người thân mắc nghiện. Lưu ý nếu điều này đang xảy ra với chúng ta. Hãy ngay lập tức vận dụng mọi kỹ năng để thay đổi thái độ, khiến chúng ta cảm thấy an toàn và bình ổn cảm xúc.
7. Bảo vệ tài sản riêng của mình. Người nghiện chi tiêu cho các chất gây nghiện vô cùng tốn kém. Khi người nghiện không còn ma túy để tiếp túc “phê pha” thì họ luôn tìm mọi cách để có được tiền mua ma túy. Luôn đảm bảo cất giữ tiền, những đồ có giá trị, thẻ tín dụng và thẻ ngân hàng của chúng ta được an toàn.
8. Đặt ra ranh giới tình cảm. Hãy nói chúng ta cần người thân mắc nghiện phải làm gì, cho người đó biết những điều chúng ta sẽ làm và những điều chúng ta không làm đối với những yêu cầu của người đó. Chúng ta chỉ chấp nhận những yêu cầu đem lại lợi ích cho sự phục hồi của người đó.
9. Giữ vững lập trường. Duy trì ranh giới, thỏa thuận ngay từ đầu không hề dễ. Người nghiện có thể bỏ đi nhiều ngày mà chẳng nói gì với chúng ta, rồi lại quay về với bộ dạng khổ sở và cầu xin chúng ta giúp đỡ. Nếu họ đề nghị giúp có tiền để tiếp tục nghiện ngập thì hãy từ chối ngay lập tức cho dù trông họ đang khổ sở chừng nào khi không có ma túy. Nhưng nếu là lời yêu cầu giúp đỡ cai nghiện thì hãy cố gắng hết sức để giúp người thân thoát nghiện.
Giữ vững lập trường
10. Biết rõ thời điểm nên kết thúc mối quan hệ. Mối quan hệ với người nghiện ma túy/rượu chắc chắn sẽ không bền vững. Một trong những điều khó khăn nhất chúng ta phải làm là kết thúc mối quan hệ đó. Tuy nhiên, đây chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi chúng ta đã làm tất cả trong khả năng của mình để giúp người nghiện nhưng không thành công.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại / Zalo 0988 079 038