Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Uống rượu có trách nhiệm (2)

1. Đặt ra nguyên tắc uống rượu cho chính mình. Việc đó rất quan trọng để giúp bạn luôn nhớ đến mục tiêu nếu bạn muốn uống ít rượu đi. Bạn có thể giúp mình trung thành với mục tiêu bằng cách đặt ra những nguyên tắc để giúp bạn đi đúng hướng bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với rượu. Nguyên tắc của mỗi người có thể khác nhau, và bạn phải tìm ra điều phù hợp với mình. Dưới đây là một vài nguyên tắc gợi ý có thể giúp bạn hạn chế uống rượu:

• Không bao giờ uống rượu trước bữa tiệc hoặc các cuộc gặp mặt

• Không bao giờ uống quá ngưỡng cho phép do viện nghiên cứu quốc gia về việc lạm dụng rượu đưa ra:

• Đối với nữ giới: không uống quá 3 ly/ngày, và không bao giờ uống quá 7 ly/tuần.

• Đối với nam giới: không quá 4 ly/ngày và 14 ly/tuần.

• Không bao giờ được uống rượu một mình.

• Trung thành với giới hạn mục tiêu mà mình đã đặt ra (ví dụ “chỉ uống 2 cốc bia vào thứ 7”).

• Tránh uống rượu với những người hay say rượu hoặc nghiện rượu.

• Không bao giờ dùng rượu để giảm căng thẳng.

2. Ý thức về việc chỉ uống “1 ly rượu”. Viện nghiên cứu quốc gia về việc lạm dụng rượu đã đưa ra tiêu chuẩn về lượng cồn có trong 1 ly rượu là khoảng 14g. Tuy nhiên, nhiều người không quan tâm đến tiêu chuẩn đó. Nếu bạn không biết 150g rượu là khoảng bao nhiêu thì bạn có thể đo bằng ly uống nước có dung tích cụ thể. Hãy nhớ rằng, mức rượu theo thể tích (ABV) quyết định 1 ly bạn uống là bao nhiêu chứa bao nhiêu cồn. Nếu bạn thường uống những đồ uống có nồng độ cồn như bia (thường có ABV từ 6-9% những cũng có một số loại lên đến 12%) ref>http://www.beeradvocate.com/beer/style/42/</ref> hãy tính xem trong đó chưa bao nhiêu cồn. Một ly có thể được tính như sau:

• 340g bia hoặc rượu táo (5% ABV)

• 230-255g rượu mạch nha (7% ABV)

• 140g rượu vang (12% ABV)

• 40g (1 ngụm) rượu mạnh

3. Uống chậm lại. Nếu bạn say rất nhanh và cố uống thật nhiều một lúc để tinh thần thoải mái hơn, hoặc nếu như bạn là một kẻ “khát rượu”, uống thật chậm và lâu hơn sẽ giúp bạn đỡ say. Bạn vừa có thể thưởng thức rượu lâu hơn lại vừa có thể uống ít hơn trong các cuộc xã giao.

• Tùy theo khả năng, bạn có thể cố gắng không uống quá 1 ly rượu trong 1 tiếng (Ví dụ, nam giới thường có tửu lượng cao hơn nữ giới)

• Dùng ống hút để uống cocktail sẽ giúp bạn uống lâu hơn.

• Thay vì gọi vài cốc rượu, bạn chỉ nên gọi nửa cốc và uống từng ngụm nhỏ thật chậm. Như vậy sẽ tốt hơn là uống ừng ực hết cốc rượu.

• Hãy dùng rượu với một chút “đá”. Khi đá lạnh tan ra sẽ làm loãng bớt nồng độ cồn trong rượu. Như vậy bạn vừa có thể uống được lâu hơn vừa có thể bổ sung thêm chút nước.

• Cơ thể hấp thụ cồn vào trong máu nhanh hơn nhiều so với quá trình trao đổi chất. Vậy nên bạn uống càng nhanh thì lượng cồn tích trong cơ thể bạn càng lâu và chắc rằng cảm giác khó chịu vào sáng hôm sau sẽ làm bạn phải hối hận.

4. Cố gắng kiếm việc để làm. Lý do chính khiến bạn cứ uống rượu liên tục là bởi bạn đang đứng bên cạnh chai rượu và chẳng có việc gì khác để làm. Nghĩ xem bạn thích làm gì nếu như không đi quanh quanh hoặc tham gia cùng một hội nào đó? Khiêu vũ, nói chuyện, bơi lội,... có thể giúp bạn bận rộn và quên đi việc uống rượu. Khi bạn đã không còn chú ý đến nó nữa, bạn sẽ uống ít đi rất nhiều.

• Lập ra kế hoạch tỉ mỉ xem bạn sẽ làm gì khi bạn không thể tìm được việc gì để làm. Ví dụ, nếu bạn không thể tự mình quên đi việc uống rượu, tha thứ cho bản thân và tìm một ai đó để trò chuyện hoặc làm bất cứ một gì đó để có thể quên đi việc uống rượu.

5. Cố gắng uống bù nước gấp 4 lần lượng rượu đã uống. Chất cồn là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó sẽ làm bạn mất nước. Cơ thể có thể thải ra gấp 4 lần lượng rượu hoặc đồ uống có cồn bạn đã uống. Uống nước đồng thời cũng giúp bạn tiêu thụ rượu chậm hơn. Bổ sung nước giúp hạn chế những tác động của rượu, làm bạn cảm thấy bớt khó chịu vào sáng hôm sau.

• Ví dụ, nếu bạn uống 1 ly cocktail có chứa khoảng 50g cồn, hãy suống ít nhất 200g nước trước khi uống tiếp đồ uống có cồn.

• Cố gắng uống đệm cái gì đó giữa các lần uống rượu. Uống vài ngụm soda hoặc coca cola sẽ giúp bạn uống rượu chậm lại và có gì đó để uống chơi trong lúc không uống rượu.

6. Chỉ uống khi dùng bữa. “Đi uống rượu” thực sự là một vấn đề bởi vì lúc đó chính xác là bạn chỉ uống mà thôi. Nhưng nếu như bạn chỉ cho phép bản thân uống rượu trong bữa ăn, có nghĩa là là bạn có thể tận hưởng thời gian đến bar và nhà hàng cùng bạn bè, nhưng quan trọng hơn là bạn có thể giới hạn thời gian uống rượu cùng với bữa ăn. Bạn có thể uống 1 hoặc 2 ly rượu vang khi dùng bữa tối, hoặc uống 1 cốc bia khi ăn BBQ, nhưng hãy dừng lại khi bữa ăn kết thúc.

• Uống rượu khi đói sẽ khiến bạn khó chịu hơn rất nhiều. Ăn đầy đủ trước hoặc trong khi uống rượu sẽ làm chậm quá trình cơ thể hấp thụ cồn trong rượu, để có thời gian cho quá trình trao đổi chất. Chất béo và tinh bột phức rất tốt cho quá trình này.

• Sau khi ăn, bạn có thể uống một tách cà phê hoặc một ngụm nước. Đừng tiếp tục uống rượu khi đã ăn xong. Bạn có thể rời đi nếu như nhà hàng đang đông người hoặc bạn sẽ bị người khác ép uống tiếp.

7. Hãy nói rằng bạn thực sự không thể uống thêm được nữa. Nếu như bạn có một cuộc gặp mặt bạn bè ở quán bar và sợ rằng mình không thể kiểm soát được bản thân, hãy cố gắng làm gì đó để chính bạn không thể uống nhiều hơn nữa. Dùng những cách đó để giúp bản thân phải kiên định với mục tiêu đã đặt ra cho dù đôi khi bạn không còn động lực để tiếp tục.

• Chỉ mang đủ tiền cho 2 ly rượu và để thẻ thanh toán của bạn ở nhà. Nhìn vào menu và thời gian bạn có để chọn chính xác những gì bạn cần và chỉ mang đủ tiền để trả cho những thứ đó.

• Uống những loại rượu đắt tiền hơn. Bởi vì những loại rượu đắt tiền chứa ít chất hóa học hơn. Những chất hóa học đó là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó chịu, mệt mỏi. Thêm vào đó, bởi vì những loại rượu đó đắt hơn loại rượu bạn thường uống nên bạn không thể uống nhiều.

• Không mua rượu về nhà. Nếu bạn thường xuyên uống rượu sau giờ làm và muốn tránh việc cày liên tục 6 chai mỗi tối thì bạn nên ngừng ngay việc mua rượu về nhà. Sẽ rất khó cưỡng lại những chai rượu đang ở trong tủ lạnh vậy nên đừng để rượu trong đó.

• Dùng những chiếc ly nhỏ hơn. Bạn sẽ rất dễ bị “quá chén” khi dùng ly quá to. Ví dụ, 1 ly rượu vang trên 140g thì được tính là “1 ly.” Bạn thường uống xả láng nếu như ly rượu vang của bạn rộng hoặc khi bạn cầm ly rượu trên tay thay vì đặt nó trên bàn.

8. Đặt khung thời gian cố định cho việc uống rượu. Nếu bạn chuẩn bị đi gặp bạn bè và có xu hướng muốn uống thêm một chút nữa, hãy nán lại thêm một tiếng và cố gắng uống vào buổi sáng sớm. Việc đặt một khung giờ cố định sẽ giúp bạn hạn chế uống rượu rất hiệu quả. Nếu cuộc hẹn của bạn vào khoảng 9 giờ tối thì nên về nhà trước nửa đêm hoặc muộn nhất là 1 giờ sáng. Bạn nên chọn cho mình một thời điểm nhất định để ra ngoài và tụ tập bạn bè.

• Đặt ra giới hạn không có nghĩa là bạn nên uống bao nhiêu tùy thích trước khi hết giờ. Hãy nhớ đến mục tiêu của bạn nếu không thì có mục tiêu cũng không thể giúp được bạn.

9.Luôn có phương án khác. Không nhất thiết là cứ phải có rượu thì mới vui. Thay vì ra ngoài uống rượu với bạn bè, bạn có thể làm việc khác. Nếu bạn lo lắng rằng mình không thể kháng cự lại sức hấp dẫn của quán bar thì hãy cố gắng sắp xếp đi xem phim, nhạc kịch, hoặc làm gì đó thay vì lượn lờ quanh quán ba.

10. Hãy tập nói từ chối. Có thể bạn sẽ gặp phải tình huống người ta mời bạn uống rượu mà bạn không hề muốn, hoặc khuyển khích bạn uống rượu đúng hôm bạn đặt ra mục tiêu nói không với rượu. Hãy từ chối một cách thật lịch sự và cương quyết.

• Dùng ánh mắt khi bạn muốn từ chối một ly rượu. Nó làm cho lời từ chối của bạn có thêm sức mạnh.

• Hãy trả lời thật ngắn gọn và đơn giản. Đôi lúc mọi người sẽ không thể hiếu hết ý của bạn nếu nói quá dài dòng. Hãy nói thật chắc chắn và đúng trọng tâm, ví dụ như “Không, cảm ơn, tôi không muốn” hoặc “Không, cảm ơn, hôm nay tôi đã hứa là sẽ không uống rượu, nếu uống rượu tôi sẽ vô cùng thất vọng về bản thân mình.”

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038