Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ đang vào tuổi vị thành niên, trải qua sự thay đổi tâm trạng thất thường trong quá trình lớn lên, tuy nhiên khi sự thay đổi thất thường về cảm xúc kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của hội chứng rối loạn lưỡng cực. Rối loạn lưỡng cực hay biết đến với cái tên là bệnh hưng- trầm cảm, được biểu hiện bằng sự thay đổi trạng thái thất thường và không kiểm soát.
Các triệu chứng thường được bắt đầu khi trẻ còn nhỏ nhưng phần lớn sẽ biểu hiện rõ vào thời kì dậy thì. Hiện nay, số ca những người trẻ được chuẩn đoán mắc rối loạn lưỡng cực tại nước ta khá hiếm. Thế nhưng ở Mỹ có tới một phần ba số trong số 3,4 triệu trẻ em đang phải trải qua những triệu chứng ban đầu của hội chứng rối loạn lưỡng cực, theo thống kê của Học viện tâm lí học trẻ vị thành niên Mỹ. Các bác sĩ đã nhận ra được sự biến chuyển này tuy nhiên, chính vì đặc thù của căn bệnh này, khá khó để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các ca bệnh.
Những đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực thường có xu hướng biểu hiện cảm xúc thái quá và vô cùng thất thường, khi thì tràn đầy năng lượng, khi lại như bị trầm cảm. Các cảm xúc này thay đổi có thể tạo ra sự cáu kỉnh của trẻ trong quá trình chuyển đổi giữa các cảm xúc trái ngược nhau, một số trường hợp khác, chúng có thể cùng lúc cảm thấy hoảng loạn cũng như vui sướng tột độ. Những bậc phụ huynh thường miêu tả chúng là vô cùng khó đoán, khi rất hung hăng lúc lại rất yên lặng, thu mình. Những đứa trẻ này thường gặp nguy cơ cao với các hội chứng tâm thần khác như trầm cảm, hội chứng tăng động giảm tập trung, v.v. Những hội chứng đi kèm này là vô cùng phức tạp và khiến cho việc chữa trị trở nên vô cùng khó khăn.
Những dấu hiệu và triệu chứng.
Hội chứng rối loạn lưỡng cực bắt đầu với những cảm xúc vui buồn thất thường. Nên nhớ những đứa trẻ mắc hội chứng này đều không cùng lúc gặp tất cả các triệu chứng của căn bệnh này. Nguyên nhân có thể từ lịch sử bệnh lí của gia đình, có thể từ các yếu tố ngoại sinh khác. Các biểu hiện cụ thể là: Thay đổi cảm xúc thất thường, đứa trẻ có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng, cụ thể là ngủ ít nhưng vẫn luôn tăng động; tạo ra cảm xúc ảo tưởng cho đứa trẻ; mất tập trung; nói nhiều và nói nhanh cũng như thay đổi chủ đề liên tục. Ở xu hướng ngược lại nó có thể là: trầm cảm, ngại giao tiếp xã hội; cảm thấy chán nản và thiếu dộng lực; tạo cảm giác tự ti và thiếu tự tin; nhạy cảm với những thứ xảy ra xung quanh; thay đổi thói quen; đau đầu, đau bụng, đau thắt ngực; gây ra các suy nghĩ tiêu cực như tự hủy hoại bản thân hay tự sát.
Nhiều đứa trẻ mắc hội chứng lưỡng cực thường chọn cách là tìm đến chất kích thích như một giải pháp khả dĩ, nó đúng là sẽ gây ra những thay đổi, nhưng thay đổi đó là thay đổi theo hướng tiêu cực. Nếu việc sử dụng dẫn đến nghiện ngập thì sẽ gây ra cùng lúc hai vấn đề rất khó giải quyêt đặc biệt với đối tượng là người trẻ.
Các bậc phụ huynh nên làm gì?
Hội chứng rối loạn lưỡng cực hoàn toàn có thể chữa được. Thời kì đầu của căn bệnh là lúc nó dễ chữa khỏi nhất. Vì thế nhận ra được những thay đổi bất thường của đứa trẻ bằng cách tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm là rất quan trọng. Thực hiện các cuộc trò chuyện với các nhà tâm lí học cũng như tiến hành những bài kiểm tra tâm thần cũng như sức khỏe thể chất có thể chỉ ra và phát hiện được những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong có thể giải thích được cho những triệu chứng bên ngoài. Những phương pháp điều trị có thể tiến hành từ bên trong gia đình cũng như sự giúp đỡ từ các chuyên gia mới mong đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.