Giải quyết vấn đề trong đầu
1. Xác định chiến lược xử lý căng thẳng. Lo âu hình thành do tích tụ nhiều căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Giải quyết vấn đề thỏa đáng và quản lý căng thẳng là cần thiết để giúp bạn vượt qua căng thẳng và giảm thiểu tối đa cảm giác lo âu. Với người có xu hướng lo âu tự nhiên thì cần phải kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh, ngay cả khi điều này không khả thi. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát.
• Lấy một cuốn sổ và ghi chép lại những thứ khiến bạn lo lắng. Suy nghĩ một vài chiến lược để giải quyết vấn đề và chuẩn bị chúng một cách thích hợp hơn. Ví dụ, nếu lo lắng về bài phát biểu sắp tới, bạn có thể lên kế hoạch luyện tập phát biểu hàng đêm và tập trước một vài khán giả.
2. Thách thức suy nghĩ lo lắng. Người hay lo âu thường gia tăng cảm giác lo lắng vì những thói quen suy nghĩ vô ích hoặc vô lý. Có thể bạn lo lắng về người anh em đang đi du lịch xuyên đất nước. Bạn hình thành cảm giác căng thẳng, lo âu khi bạn không nghe tin về họ trong vài phút. Thách thức sự lo lắng của bản thân với thực tế có thể là cách hữu ích.
• Ví dụ, trong trường hợp trên, bạn sẽ tự nhủ với bản thân "chắc có chuyện gì đã xảy ra với em gái tôi rồi" hay "em ấy đang bị thương". Bạn có thể dễ dàng thử thách giả thuyết này bằng cách tìm kiếm tin tức liên quan đến hành trình du lịch của cô ấy. Nếu không thấy tin tức gì về tai nạn ô tô, bạn có thể đưa ra khẳng định chính xác hơn "em ấy chưa thể gọi điện cho mình vì lý do nào đó" hoặc "có thể điện thoại em ấy không kết nối được".
3. Nhắc nhở bản thân rằng bạn không hề gặp nguy hiểm. Nếu bạn chịu đựng cảm giác lo âu cực độ như một cơn hoảng loạn bất ngờ, cơ thể bạn sẽ chuyển sang trạng thái "bỏ chạy hoặc chiến đấu" mặc dù bạn không hề gặp nguy hiểm. Những người trải qua cơn hoảng loạn thường cảm thấy sự sống bị đe dọa và cảm giác chết chóc bao trùm. Suy nghĩ hợp lý sẽ giúp ích trong trường hợp này.
• Quan sát xung quanh. Bạn có đang bị đe dọa? Nếu không thì hãy nhắc lại câu sau nhiều lần để trấn tĩnh: "Tôi không gặp nguy hiểm. Tôi an toàn". Nó thậm chí còn giúp bạn trở lại trạng thái quan sát xung quanh để xác định rằng bạn an toàn.
4. Không phủ nhận cảm xúc của bản thân. Cảm giác lo âu sẽ gia tăng khi bạn cố phớt lờ hoặc phủ nhận chúng. Trong một vài trường hợp, nỗi sợ lo âu sẽ làm gia tăng mức độ lo âu. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo âu, hãy hòa mình vào cảm giác đó với một hơi thở sâu và dài. Để ý đến suy nghĩ và cảm giác của bản thân nhưng cố đừng phản ứng với chúng, chỉ để tâm kiểm tra trạng thái tinh thần và thể chất.
• Bạn có thể sử dụng khiếu hài hước khi chuẩn bị cảm thấy lo lắng. Hãy tự nhủ với bản thân "Nào đến đây!" hoặc "Hãy cho ta thấy mi có gì nào!". Ngoài mặt tỏ ra không sợ hãi và chấp nhận rằng bạn đang thực sự cảm thấy lo âu sẽ giúp bạn vượt qua chúng nhanh chóng hơn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038