1. Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn từ người tư vấn tâm lý hoặc nhà tâm lý học. Người này có thể đánh giá bạn và xác định hình thức rối loạn lo âu bạn đang phải chịu đựng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp để loại bỏ các triệu chứng. Sau đây là những phương pháp điều trị phổ biến:
• Liệu pháp tâm lý. Liệu pháp trò chuyện bao gồm chia sẻ chi tiết những lo lắng của bản thân với tư vấn viên hoặc nhà tâm lý học, sau đó tìm ra giải pháp vượt qua lo lắng và căng thẳng. Nhà tâm lý học có thể sử dụng liệu pháp nhận thức-hành vi tập trung vào thói quen suy nghĩ vô lý của bạn và tìm ra cách hiệu quả hơn để đối phó với căng thẳng.
• Điều trị bằng thuốc. Nếu lo âu làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, có thể bác sĩ tâm lý sẽ kê đơn thuốc cho bạn.Các loại thuốc thường được kê để điều trị lo âu: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc ức chế beta. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh án và tiền sử gia đình của bạn để quyết định loại thuốc nào phù hợp với bạn.
• Trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ phải kết hợp điều trị tâm lý và dùng thuốc để kiểm soát lo âu. Với liệu pháp phù hợp, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi chứng rối loạn lo âu.
2. Trò chuyện với người bạn tin tưởng. Hãy tìm người để nói chuyện. Việc họ hiểu chứng rối loạn của bạn ở mức nào không quan trọng, chỉ cần bạn chia sẻ mối lo với bạn bè hoặc gia đình cũng là điều hữu ích.
3. Viết nhật ký. Bác sĩ có thể gợi ý bạn viết nhật ký hàng ngày để nhắm vào nỗi sợ hãi và tìm ra nguyên nhân. Viết nhật ký có thể giúp bạn nhìn nhận gốc rễ nỗi lo âu và phát triển phương pháp phòng tránh các tác nhân gây bệnh.
• Nhật ký là nơi thích hợp để bày tỏ suy nghĩ lo âu. Tuy nhiên, hãy thận trọng để chắc rằng bạn không sử dụng nó để nghiền ngẫm lại và làm chứng lo âu trở nên tệ hơn.
• Vào đầu ngày hoặc cuối ngày, bạn có thể viết nhật ký miêu tả tâm trạng hiện tại của bạn và tường thuật chi tiết về ngày hôm đó. Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ những lo lắng của mình về bài kiểm tra sắp tới hay buổi hẹn đầu tiên. Sử dụng nhật ký để xác định chiến lược giải tỏa căng thẳng như đã thảo luận ở trên. Sau một khoảng thời gian ngắn suy nghĩ, bạn hãy đóng cuốn nhật ký lại và quyết tâm bỏ lại mối lo âu bằng từ ngữ trên trang giấy. Tập trung hoàn toàn vào việc tìm ra giải pháp chính là hành động để giải tỏa căng thẳng nhưng không ngẫm lại những suy nghĩ lo lắng.
4. Thử châm cứu. Châm cứu là một phương pháp điều trị hiệu quả khác để kiểm soát lo âu và căng thẳng. Các thầy thuốc Trung Hoa tin rằng khi cơ thể mất cân bằng khí huyết, con người sẽ phải chịu đựng lo âu và trầm cảm. Việc châm kim vào những huyệt quan trọng trên cơ thể giúp lưu thông khí huyết, lấy lại sức khỏe tổng thể và tâm trạng vui vẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ xem bạn có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị chứng lo âu hay không.
5. Biết rằng bạn không cô đơn. Khoảng 40 triệu người Mỹ đang phải chịu đựng chứng lo âu mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ 1/3 con số đó tiếp nhận điều trị. Hãy thực hiện các bước cần thiết để tiếp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài nếu bạn không thể giải quyết lo âu một mình.
Lời khuyên
• Đừng lo xa. Bạn cần hiểu rằng bạn không thể khỏi bệnh chỉ sau một đêm. Hãy làm theo các phương pháp được đề cập trong bài viết, tận hưởng ngày mới và chấp nhận những điều không hay xảy ra.
Cảnh báo
• Tìm kiếm sự điều trị sớm. Việc cố gắng "che giấu" hoặc chịu đựng một mình mà không tiếp nhận điều trị thích hợp có thể làm các triệu chứng và/hoặc nguyên nhân trầm cảm trở nên trầm trọng hơn, hơn nữa còn khiến quá trình phục hồi kéo dài và khó khăn hơn.
• Nếu bạn cảm thấy thất vọng hay muốn tự sát, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038