Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Trầm cảm mỉm cười

Trầm cảm mỉm cười là căn bệnh có thật. Bệnh khá nguy hiểm. Điều tồi tệ nhất không phải là nỗi buồn trên khuôn mặt, mà nó là sự vô vọng đằng sau chiếc mặt nạ đang mỉm cười.

Tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu về căn bệnh này. Người bệnh thức dậy với chiếc mặt nạ và làm những việc như thường ngày. Một nụ cười luôn đóng băng trên khuôn mặt, để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra như mong muốn.

Mục tiêu của người bệnh – cố gắng tỏ ra hạnh phúc và chắc chắn rằng tất cả mọi người đều nghĩ rằng mình đang hạnh phúc.

Trầm cảm mỉm cười

Trầm cảm mỉm cười là rối loạn tâm thần, người bệnh mỉm cười vì xã hội mong đợi điều đó hơn là sự chán nản. Do đó mà sự chán nản của người bệnh được ẩn sâu đằng sau lớp mặt nạ để không ai cảm thấy khó chịu.

Trước hết chúng ta cần hiểu về trầm cảm mỉm cười. Đây là căn bệnh tâm thần và được hiểu là căn bệnh khiến cho người mắc phải cho dù cảm thấy chán nản, buồn bã hay tồi tệ như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể hiện ra bên ngoài, mà luôn giấu kín nó đằng sau vẻ ngoài bình thường, hạnh phúc của mình. Tất nhiên, hầu hết mọi người xung quanh đều không phát hiện ra, ngay cả nạn nhân đôi khi cũng bị lừa bởi chính mình.

Ai là người trốn sau chiếc mặt nạ?

Ai cũng có thể là người mắc trầm cảm mỉm cười. Nhưng nó thường ảnh hưởng đến các cặp vợ chồng trông hạnh phúc, có học thức và thành đạt. Bởi vì đối với xã hội bên ngoài, mọi người đánh giá đây là những người thành công trong công việc và gia đình, nên khi có điều gì đó xảy ra, họ cố gắng che giấu để luôn giữ cho mọi người tin rằng mình vẫn đang rất hạnh phúc. Đó là lúc mà trầm cảm mỉm cười xuất hiện.

Nguy hiểm đằng sau nụ cười

Điều tồi tệ nhất đến với người mắc trầm cảm mỉm cười là nguy cơ tự tử tăng cao. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì có rất ít người biết sự thật đằng sau nụ cười kia. Hầu hết những người trầm cảm mỉm cười không bao giờ khiến người khác lo lắng về mình, người bệnh luôn tỏ ra năng động, thông minh và dường như hài lòng với cuộc sống. Không có dấu hiệu cảnh báo nào cả, chỉ đến khi người bệnh không thể chịu thêm được nữa thì sự thật mới được phát hiện, lúc đó có thể đã quá muộn.

Về cơ bản trẩm cảm mỉm cười như là một vỏ bọc. Vì nhiều lý do, người bệnh từ chối cảm xúc thật của mình vì xấu hổ với bản thân và với mọi người xung quanh, những bệnh nhân này không có khả năng đối phó với những điều tiêu cực của bản thân. Dần dần điều đó trở thành bản năng che giấu cảm xúc thực.

Có nhiều cách giúp đỡ

Nếu bạn muốn giúp đỡ những người mắc chứng trầm cảm mỉm cười, bạn phải biết các dấu hiệu của căn bệnh này. Nếu nhận thấy hoặc nghi ngờ người thân của mình có những dấu hiệu bất thường thì hãy nên nói chuyện và cố gắng tiếp cận để họ chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải.

Những dấu hiệu của trầm cảm rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh tâm thần khác, nhưng khi các dấu hiệu trầm cảm kết hợp với thái độ che giấu thì được chẩn đoán là trầm cảm mỉm cười. Một số dấu hiệu sau đây thường xuất hiện ở người mắc trầm cảm mỉm cười:

- Mệt mỏi.

- Mất ngủ.

- Luôn cảm thấy không ổn.

- Cáu gắt.

- Dễ nổi nóng.

- Lo lắng, sợ hãi.

Hãy chú ý đến những dấu hiệu nhỏ, bạn càng chú ý thì những dấu hiệu này sẽ càng rõ ràng hơn. Khi bạn có cảm giác rằng người thân đang mắc chứng trầm cảm, hãy cố gắng nói chuyện thẳng thắn về điều đó.

Bệnh tâm thần rất nguy hiểm và thường bị kỳ thị, do đó mà một trong những cách để giúp những người mắc chứng trầm cảm mỉm cười là loại bỏ sự kỳ thị. Nhiều người cố gắng chối bỏ vấn đề của bản thân vì lo sợ bị kỳ thị từ những người xung quanh. Loại bỏ sự xấu hổ sẽ giúp đưa căn bệnh ra ánh sáng và nhận được sự giúp đỡ để chữa trị.

Hãy tháo mặt nạ ra và đối diện với sự thật!

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038