Không có gì là bất thường khi cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc cảm xúc đi xuống khi bạn còn đang là học sinh trung học hoặc cấp ba. Các cơ quan trong cơ thể đang trải qua những thay đổi hóa học lớn khi bạn bước vào tuổi trưởng thành. Sự mong đợi của giáo viên, gia đình và bạn bè của bạn hay nỗi sợ không gặp lại họ sau khi lên đại học có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng. Khi mọi thứ xảy ra sai hướng, bạn có thể cảm thấy không chắc chắn về bản thân hoặc tự hỏi làm thế nào để mọi thứ theo ý mình. Suy nghĩ về việc lựa chọn trường đại học hoặc ra quyết định về tương lai có thể tràn ngập khắp nơi trong suy nghĩ của bạn. Trên hết, bạn phải đối mặt với các lựa chọn về tình bạn, gia đình, ước mơ. Bạn có thể cảm thấy như tâm trí mình đang hỗn loạn do các ý kiến từ cha mẹ, giáo viên, bạn bè và xã hội.
Cảm thấy tâm trạng đi xuống dần theo thời gian là khác so với trầm cảm. Khi bạn bị trầm cảm, cảm giác như có một đám mây đen bao trùm lên tất cả mọi người và mọi thứ và thật khó để cảm thấy tốt.
Dấu hiệu của sự trầm cảm.
Điều quan trọng là nhận ra trầm cảm, để nó có thể được điều trị. Bạn càng nhận được sự giúp đỡ từ sớm thì bạn càng sớm có thể quay trở lại làm chính mình một lần nữa. Nếu bạn có một số triệu chứng dưới đây, bạn có thể đối đang mắc phải chứng trầm cảm:
• Gặp rắc rối với việc học.
• Không tham gia vào các hoạt động bạn đã thích thú tham gia trước đây.
• Cảm thấy buồn bã và tuyệt vọng.
• Thiếu sự nhiệt tình, năng lượng.
• Hay cảm thấy tức giận.
• Phản ứng quá mức với những lời chỉ trích.
• Cảm giác không thể đáp ứng kỳ vọng.
• Lòng tự trọng kém.
• Gặp các vấn đề khi ra quyết định, thiếu tập trung hoặc đãng trí.
• Cảm thấy bồn chồn và kích động.
• Thay đổi về cách ăn uống hoặc ngủ.
• Nổi loạn chống lại cha mẹ, giáo viên hoặc những người khác.
• Có ý nghĩ hoặc hành động tự tử.
Đừng đau khổ trong im lặng.
Trầm cảm có thể làm cho mọi người cảm thấy vô vọng về hoàn cảnh hiện tại của họ hoặc tương lai sắp tới. Không được điều trị, trầm cảm có thể khiến một số bạn trẻ suy nghĩ về những điều quá khích.
Nếu bạn thấy các bài đăng đáng ngờ trên các mạng xã hội hoặc nghe mọi người nói những điều cho thấy họ có thể đang có kế hoạch làm tổn thương bản thân hoặc người khác, hãy nói ngay cho người lớn. Nếu bạn cảm thấy như vậy, đừng chịu đựng trong im lặng! Điều quan trọng cần nhớ là có sự giúp đỡ và có hy vọng chữa lành căn bệnh này.
Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đang trải qua những suy nghĩ tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức bằng cách gọi 115 hoặc tìm đến sự giúp đỡ gần nhất. Hãy tin vào bản năng của bạn, và nếu cần thiết, hãy tự tin để cứu lấy mạng sống.
Nếu bạn cảm thấy tinh thần mình có vấn đề hoặc nhận thấy rằng ai đó đang gặp khó khăn, điều quan trọng là cần được giúp đỡ sớm nhất có thể. Nói chuyện với một người bạn hoặc một người đáng tin cậy và cho họ biết bạn cảm thấy thế nào hoặc bạn đang lo lắng về ai đó. Nếu bạn cần trợ giúp hãy truy cập http://tuvancairuou.com/ để nhận được sự giúp đỡ cần thiết nhất.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038