Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Các dấu hiệu lạm dụng rượu trong gia đình

Nói về lạm dụng rượu, phần lớn mọi người thường bao biện là vì công việc hoặc để giải tỏa stress. Nếu cảm thấy có gì không ổn với người thân của mình, hãy theo dõi kĩ để có hành động đúng.

Lạm dụng rượu ảnh hưởng rất nhiều đến người xung quanh. Những điều bất thường sẽ đến sau thay đổi tiêu cực do uống rượu. Bởi vậy, người thân trong gia đình nên là những người đầu tiên nhận biết hiện tượng lạm dụng rượu để có biện pháp can ngăn phù hợp, tránh để lâu về sau người lạm dụng sẽ tiến triển thành nghiện.

Lạm dụng rượu xảy ra khi uống rượu ở mức nguy hiểm, thường xuyên uống lượng lớn rượu. Tuy nhiên, điểm khác biệt của lạm dụng rượu và nghiện rượu ở chỗ: Lạm dụng là chưa bị phụ thuộc. Thế nhưng sự phụ thuộc sẽ tới dần thông qua những thay đổi tâm sinh lí cơ thể, tiến triển khiến các vấn đề khác trong cuộc sống khác bị ảnh hưởng theo. Cuộc sống bị mất cân bằng các dấu hiệu nghiện rượu sẽ ngày càng rõ rệt.

Với những người ở giai đoạn lạm dụng, trạng thái lúc này vào khoảng giữa tỉnh táo và say xỉn. Cơ thể người đó vẫn đủ khả năng phản ứng chống lại những tác động xấu do rượu. Bởi vậy tương đối khó nhận định ai đó vẫn bình thường hay đang lạm dụng rượu. Nếu đưa ra tiêu chuẩn lạm dụng rượu, câu trả lời là khía cạnh liên quan đến thay đổi cảm xúc và thái độ. Dấu hiệu như lén lút, thiếu nhạy cảm, đôi khi hung hãn cáu kỉnh, thường là những tín hiệu đầu tiên, đồng thời cũng là các dấu hiệu đầu tiên của nghiện rượu. Lạm dụng rượu càng thể hiện rõ hơn bằng thái độ cảm xúc tiêu cực khi thiếu rượu uống. Dấu hiệu cụ thể hơn nữa là: Thiếu kiên nhẫn, dễ bị chọc tức, tự ti, xa lánh, ngại giao tiếp xã hội, dễ bị lợi dụng, bảo thủ, luôn cố gắng che giấu… Dấu hiệu này càng rõ, càng chứng tỏ tình trạng phụ thuộc rượu đang tiến triển xấu đi. Những người xung quanh cần phải có trách nhiệm quan tâm, tìm cách xử lí vấn đề của người lạm dụng rượu, bởi lúc này người lạm dụng rượu không thể tự kiểm soát hành vi được nữa.

Hãy nhớ rằng, một hay nhiều dấu hiệu lạm dụng rượu cũng chưa đủ kết luận là nghiện rượu. Các dấu hiệu cần phải được phân tích cụ thể cả về động cơ lẫn cách thể hiện bên ngoài. Cần tìm gặp chuyên gia để được tư vấn kịp thời. Sau đây là các bước can thiệp đúng cách nhằm giúp đỡ người lạm dụng rượu:

1- Theo dõi sát các vấn đề phát sinh do tình trạng uống rượu bất thường của người thân. Ví dụ như say rượu, ngộ độc rượu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

2- Tìm đến các chuyên gia cai rượu chuyên nghiệp để trao đổi về các vấn đề liên quan đến lạm dụng rượu. Nhận tư vấn về những cách trợ giúp phù hợp.

3- Tự chăm sóc sức khỏe thể chất của mình và giữ tinh thần minh mẫn để tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người thân.

Người thân trong gia đình phải là người đầu tiên giúp đỡ người nghiện rượu

Điều quan trọng ta cần biết là: Với bất kì rối loạn nào liên quan đến sử dụng chất gây nghiện, ảnh hưởng của sử dụng chất sẽ vượt xa kiểm soát của người sử dụng, sớm muộn chỉ là vấn đề thời gian. Tính cách người nghiện thay đổi kéo theo những thay đổi về hành vi, lối sống, v.v. biến người nghiện thành một người hoàn toàn khác trước. Điều này gây bất an, lo lắng, đôi khi gây sốc với các thành viên gia đình. Người gánh chịu những cơn giận dữ, những rắc rối do lạm dụng rượu, không ai khác, chính là các thành viên gia đình. Bởi vậy, những người trong gia đình cần phải nhanh chóng hành động để kéo người nghiện trở lại cuộc sống bình thường. Sẽ xảy ra những rắc rối, bất đồng, nhưng hãy nhớ rằng, người nghiện đã thay đổi không phải do bản chất của người đó, mà thủ phạm những xung đột là do rượu. Hơn lúc nào hết, người thân trong gia đình, bạn bè cần chung tay góp sức, thấu hiểu để giúp đỡ người nghiện. Giúp đỡ người nghiện, là họ cũng đang giúp chính bản thân mình.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu - Điện thoại/zalo/viber 0988 079 038