Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Trầm cảm

Trầm cảm là một hội chứng tâm lí phổ biến và hoàn toàn có thể chữa trị được. Trên thực tế, Trầm cảm là căn bệnh tâm thần phổ biến nhất trong những hội chứng tâm thần,  ước tính có khoảng hơn 16 triệu người trưởng thành ở Mĩ mắc hội chứng này. Trầm cảm khiến con người ta rơi vào tình trạng chán nản cực độ, nó là tác nhân gây ra những hội chứng tâm lí phức tạp khác, thậm trí có thể dẫn đến tự tử. Trầm cảm có thể xảy ra với bất kì ai, không phân biệt lứa tuổi, màu da, dân tộc, giới tính, và không bao giờ nên xem thường hội chứng này vì những ảnh hưởng tiêu cực nó đem lại là rất lớn. Mặc dù có rất nhiều liệu pháp điều trị triệt để cho trầm cảm thế nhưng chỉ có một phần ba trong số những người mắc hội chứng này có được sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Điều này chỉ ra rằng có quá nhiều người trầm cảm đang thay vì tìm kiếm sự trợ giúp y tế lại chịu đựng căn bệnh này, đa phần trong số đó cho rằng trầm cảm không nghiêm trọng và họ cho rằng đó chỉ là do tâm lí yếu chứ không phải một căn bệnh.

Nguyên nhân của trầm cảm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Đa số những bệnh nhân trầm cảm cùng lúc phải đối mặt với nhiều tác nhân có hại có thể dẫn đến trầm cảm. Vì thế, trầm cảm đến hiện nay được xem như là chưa có nguyên nhân cụ thể.

Về mặt sinh học: những người bị trầm cảm thường bị tăng bất thường một số hoạt chất sinh hóa trong đó có “neuro truyền dẫn”, sự thay đổi về đặc tính sinh hóa này của não có thể là tác nhân dẫn đến trầm cảm.

Về mặt nhận thức: người bị trầm cảm đa số là những người có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và thiếu tự tin, ngại giao tiếp và tương tác xã hội, v.v.

Về giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới. Chưa có cách giải thích chắc chắn nào cho điều này, nó có thể do sự thay đổi hóc-môn bất thường trong quá trình sinh nở và giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Một số lí do khác có thể là do áp lực cuộc sống và gia đình lên người phụ nữ…

Các bệnh đi kèm với trầm cảm: bệnh tim mạch, ung thư, Parkinson, tiểu đường, Alzheimer, các rối loạn hóc-môn… là các căn bệnh có thể phát triển từ trầm cảm.

Tác dụng phụ từ quá trình điều trị một số căn bệnh liên quan cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Các yếu tố di truyền và tiền sử bệnh lí từ những người trong gia đình có thể là thành tố ảnh hưởng lên người trầm cảm. Việc các yếu tố di truyền kết hợp với những yếu tố môi trường làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc trầm cảm.

Các sự kiện tiêu cực như li dị, các vấn đề tài chính, mất người thân… cũng có thể là tác nhân dẫn đến trầm cảm.

Phân biệt các chứng trầm cảm.

Các hội chứng trầm cảm bao gồm các loại sau:

Rối loạn trầm cảm lâm sàng: trạng thái tâm thần được định nghĩa bởi cảm giác mất hứng thú với tất cả mọi thứ xung quanh kể cả các sở thích cá nhân, luôn ở trong tâm trạng chán nản với cuộc sống. Các triệu chứng của trầm cảm lâm sàng xảy ra liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần thì mới có thể chắc chắn kết luận người bệnh mắc phải trầm cảm lâm sàng.

Rối loạn trầm cảm lâu dài: được biết tới là hội chứng dai dẳng trong thời gian dài của trầm cảm, các triệu chứng của nó thường diễn ra hàng ngày liên tục trong vòng ít nhất 2 năm, tuy nhiên độ nghiêm trọng của nó thì thấp hơn nhiều so với các triệu chứng của trầm cảm lâm sàng.

Trầm cảm sau sinh: hội chứng trầm cảm xảy ra ở các sản phụ kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể lên tới hàng năm.

Các triệu chứng của trầm cảm lâm sàng: Buồn chán, căng thẳng; ngủ quá nhiều hoặc quá ít; chán ăn, giảm cân hoặc ăn uống thiếu kiểm soát và mất kiểm soát cân nặng; cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dễ nổi nóng; các cơn đau thể xác như đau đầu, đau cơ… Mất khả năng tập trung, ghi nhớ và ra quyết định; Mệt mỏi; nảy sinh suy nghĩ tự sát…

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038