Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Khi nào bạn cần người khác giúp bạn bỏ rượu

1. Nhận biết dấu hiệu cần sự hỗ trợ. Bạn phải được hỗ trợ ngay lập tức nếu xác định rằng thói quen uống rượu bia đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Bạn cần nhận ra một số dấu hiệu của sự lạm dụng và đặt bạn trước nguy cơ nghiện rượu. Đây là các dấu hiệu của khuynh hướng dẫn tới nghiện rượu: một khi đã uống thì phải uống nhiều, uống rượu khi đang lái xe hay vận hành máy móc cho dù biết rõ việc làm của mình vi phạm pháp luật và cực kỳ nguy hiểm.

• Nếu có cảm giác thèm xuất hiện vào buổi sáng và tối, cảm giác bứt rứt khó chịu, tâm trạng thất thường, uống một mình hoặc lén lút, uống ừng ực, bị trầm cảm hay run rẩy tay chân, thì bạn nên nhờ người khác hỗ trợ ngay lập tức.

• Bạn cũng nên tìm sự hỗ trợ nếu vì uống rượu mà bỏ bê nhiệm vụ. Các lý do khiến bạn bỏ bê công việc có thể như bận uống rượu, bị đau đầu nên không thể đi làm hay tới lớp học.

• Vì rượu mà bạn gặp rắc rối với pháp luật, như bị bắt do say xỉn nơi công cộng, đánh nhau trong cơn say, lái xe khi say.

• Vấn đề cũng đáng lo ngại nếu bạn vẫn tiếp tục uống rượu bất chấp những người xung quanh ra sức khuyên bảo. Thói quen uống rượu bia của bạn gây phiền toái đến mức người khác phải nhắc nhở, nếu có chuyện này thì đã đến lúc bạn cần sự trợ giúp.

• Bạn không nên xem uống rượu là một biện pháp đối phó. Đây là cách làm không lành mạnh nếu bạn định dùng rượu bia để đương đầu với tình trạng căng thẳng, trầm cảm, hay các vấn đề khác. Nếu bạn uống rượu bia vì mục đích này thì nên tìm sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề, thay vì lấy rượu giải khuây.

2. Tham khảo trang web của tổ chức Alcoholics Anonymous (AA). Bạn có thể áp dụng chương trình gồm 12 bước do tổ chức AA thực hiện để giúp nhiều người tìm cách vượt qua chứng nghiện rượu. Cho dù bạn không hoàn toàn là người nghiện rượu nhưng nếu áp dụng các biện pháp của chương trình đưa ra, bạn có thể ngăn ngừa thói quen uống rượu của mình không trở nên nghiêm trọng hơn.

• Sau khi tìm hiểu bạn sẽ nhận ra việc tiếp tục uống rượu theo thói quen hiện tại không còn an toàn nữa. Vì vậy có một tổ chức hoạt động để sẵn sàng hỗ trợ bạn đương đầu với thực tại là rất quan trọng, họ hướng dẫn bạn loại bỏ tất cả những ảnh hưởng tiêu cực của rượu trong cuộc sống.

• Bạn có thể tìm trên mạng để biết nhóm hoạt động thuộc tổ chức AA gần nơi bạn sống.

• AA là tổ chức hoạt động dựa trên niềm tin tôn giáo nên bạn chỉ áp dụng phương pháp này nếu thấy mình thích hợp với những tổ chức như vậy. Họ sử dụng các thông điệp và đường lối mang tính tôn giáo để giúp bạn phục hồi, phụ thuộc vào nhà tổ chức và các buổi họp mặt để củng cố những điều họ dạy.

3. Tham gia chương trình SMART Recovery. Nếu bạn không thích hoạt động của tổ chức AA thì có thể thử tham gia chương trình SMART Recovery. Chương trình này sử dụng liệu pháp nhận thức-hành vi để chỉ ra cụ thể các yếu tố về môi trường và tình cảm dẫn tới tình trạng nghiện rượu, và giúp bạn tương tác với các yếu tố đó theo một cách mới hiệu quả hơn. Chương trình tập trung hướng dẫn học viên cai rượu nhưng không khiến người học có suy nghĩ mình là bệnh nhân.

• Chương trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn của người học, giúp bạn từ bỏ rượu bia hoàn toàn khỏi cuộc sống. Tuy vậy, SMART Recovery luôn chào đón những ai chưa có thái độ dứt khoát đối với việc từ bỏ rượu.

• Chương trình thích hợp với người không cần nhiều hình thức và có thể tự tạo động lực trong quá trình thực hành. Liệu pháp nhận thức-hành vi đòi hỏi bạn phải tự thể hiện bản thân thay vì nhờ trợ giúp của nhà tổ chức hay nhóm hoạt động như cách làm của tổ chức AA. Nó phụ thuộc nặng nề vào sự quyết tâm của chính bản thân bạn.

4. Tham gia chương trình giúp phục hồi (không thiên về tôn giáo). Bạn có thể tham gia một chương trình khác nếu không thích phương pháp 12 bước của tổ chức AA. SOS (Secular Organizations for Sobriety) là chương trình không thiên về tôn giáo nào, cung cấp hướng dẫn giúp bạn từ bỏ rượu bia, chủ yếu đòi hỏi người học phải chịu trách nhiệm với thói quen uống rượu của mình và hướng tới việc từ bỏ rượu bia hoàn toàn. Nó cũng dựa trên sự quyết tâm của người học là chủ yếu, giống như SMART Recovery.

• Ngoài ra còn có các chương trình khác như LifeRing Secular Recovery (LSR), đây cũng là một tổ chức không thiên về tôn giáo, hoạt động dựa trên ba triết lý sau: sự điềm đạm, không tín ngưỡng và tự lực. Họ tin rằng động lực bên trong mỗi người là công cụ tốt nhất để tránh xa rượu bia, và tổ chức họp mặt để khích lệ cũng như hỗ trợ khi quyết tâm của bản thân không đủ. Cũng tương tự như AA, họ có các buổi gặp gỡ nhưng tín ngưỡng của họ không thiên về Cơ Đốc giáo.

• Để tìm thêm thông tin về các nhóm hoạt động, bạn vào trang Faces and Voices of Recovery. Tại đây có nhiều nhóm hoạt động cho bạn lựa chọn, dựa trên giới tính, tôn giáo, loại chất bị nghiện và tuổi tác. Trang web cung cấp danh sách các nhóm gặp mặt trực tiếp, nhóm hỗ trợ về mặt y tế, nhóm gặp mặt trực tuyến hay nhóm chuyên tập trung vào gia đình và bạn bè.

5. Gặp bác sĩ trị liệu. Bạn nên nhờ bác sĩ trị liệu theo dõi tình trạng của mình nếu gặp khó khăn với vấn đề nghiện rượu. Thói quen uống rượu bia có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa cần được giải quyết trước khi cai rượu thành công. Nếu bạn bắt đầu uống nhiều rượu sau một lần chấn thương tâm lý, do căng thẳng quá mức, bệnh về thần kinh, hoặc một nguyên nhân khác thuộc khả năng xử lý của bác sĩ trị liệu, thì khi đó bạn nên nhờ sự hỗ trợ chuyên môn của họ.

• Ngoài ra bác sĩ trị liệu có thể cho bạn lời khuyên để đương đầu với những áp lực ngoài xã hội khiến bạn phải uống rượu bia, cách tránh nguyên nhân khơi mào dẫn tới rượu, hay cách đối phó với cảm giác tội lỗi khi vi phạm lời hứa cai rượu. Họ có thể giúp bạn vượt qua những tình huống đó và biến bạn thành người mạnh mẽ hơn trong quá trình phục hồi.

6. Nhờ người thân và bạn bè giúp đỡ. Tự thân cai rượu bia là việc cực kỳ khó khăn, do đó bạn nên nhờ bạn bè và người thân hỗ trợ trong quá trình cai. Bạn nên yêu cầu họ không mời bạn tới quán rượu hay tặng bạn bia vào bất kì dịp nào. Đây là cách bạn thực hiện sự quyết tâm của mình vì tất cả mọi người xung quanh đều chú ý không tạo sự cám dỗ cho bạn.

• Nếu có dịp họp mặt nào đó, bạn nên nhờ họ tổ chức mà không cần dùng tới rượu bia.

Lời khuyên

• Bạn nên uống nhiều nước hơn, không chỉ vì nó có ích cho cơ thể mà còn để hạn chế bạn bớt uống bia. Bạn khó có thể uống nhiều bia nếu luôn có cảm giác no.

• Rượu bia là chất kích thích giải tỏa những ức chế, do đó bạn phải nhớ rằng khi say rượu bạn có thể làm những việc mà bình thường không bao giờ dám làm.

• Rượu bia là chất độc và không bao giờ là nhu cầu thiết yếu của con người. Một là bạn phải từ bỏ hoàn toàn, hai là chọn những thức uống khác không chứa cồn có bán trên thị trường, nhưng bạn nên biết nhiều loại nước giải khát khác cũng chứa một ít cồn trong đó.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038